Hướng dẫn vận hành xy lanh thủy lực
Xy lanh thủy lưc là cơ cấu chấp hành chính trong hệ truyền động và tự động thủy lực,nó dùng để chuyển tải một vật bất kỳ từ vị trí này sang vị trí khác,nâng hạ một sản phẩm nào đó như cửa đập thủy điện chẳng hạn,tạo lực ép cho máy ép một sản phẩm nào đó,v.v…,nói chung xy lanh thủy lực có chức năng thực hiên một công năng nhất định nào đó mà nhu cầu công nghệ đòi hỏi đáp ứng.
Để vận hành xy lanh thủy lực được đảm bảo kỹ thuật tăng độ bền cũng như tuổi thọ một cách tối ưu chúng ta cần nắm được kết cấu cũng như phương pháp tính toán ứng dụng nó vào những vị trí cân thiết.
Cấu tạo của xy lanh thủy lực gồm các bộ phận chinh sau đây:
(Xem mô tả trên bản vẽ dưới đây)
*1 ;2;3;8;9;10-Thân ắc phía đầu cần và phía không cần của xy lanh thủy lực dùng để gá xi lanh vào điểm tựa và vật hoặc cơ cấu cần di chuyển trong đó có bi tự lựa 9;vú mỡ 2 và 8; vít để hãm khóa.
*4;5;19;20-Bích phía đầu cần của xy lanh thủy lực(có thể áp dụng cho cả xi lanh cần hai phía) Gồm gioăng làm kín cổ giữa cần piston và bích phía có cần ;bạc dẫn hướng;lỗ bắt ống dẫn dầu ;gioăng gạt bẩn;bu lông bát bích với thân xy lanh thủy lực ; có thể còn có thêm bộ giảm chấn nêu cần .Nói chung bích phía có cần của xy lanh thủy lực tùy theo kết cấu có thể khác nhau nhưng cơ bản có các bộ phận chính là:bạc dẫn hướng khi cân piston vươn quá dài có tác dung giảm lực côngxôn không gây mòn không đều goăng phơt hoăc gãy ,cong cần ;có trương hợp cần quá dài còn có thêm bạc đỡ 17 .
*6;7;11;12-Bich phía không cần của xy lanh thủy lực gồm các chi tiết lỗ bắt ống cấp dầu;giảm chấn;goăng làm kin giữa thân xi lanh và bích bu lông bắt .cũng có thể kết cấu hàn đơn giản hơn.Nói chung tùy theo yêu cầu của công nghệ nơi ứng dụng để giảm chi phí thường xi lanh có cần môt phía là kêt cấu hàn và không có giảm chấn.
*13;14;15;16-Quả piston.là bộ phận chính của xy lanh thủy lực để ngăn cách giữa hai khoang có áp và không có áp luôn phiên nhau của xy lanh thủy lực gồm thân piston và các gioăng phớt bằng cao su chịu dâu hoăc nhựa viton vừa chịu áp suất vừa làm kín cả hai chiều với vỏ xi lanh;đệm dẫn hướng giữa hai phớt bằng vật liệu chịu mài mòn ( vật liệu phíp chẳng hạn);chiều dài tối thiểu thân piston thường được thiết kế lớn hơn 2/3 của kích thước đường kính lòng xy lanh thủy lực.
Xem thêm: Gía Xylanh thủy lực Parker
*18- Vỏ xi lanh được chế tạo từ thép st 35 có độ dẻo tốt;với độ dầy theo tiêu chuẩn chịu áp suất định mức quốc tế.với độ bóng bề mặt trong lòng đạt hoa 10 đến hoa 12 bằng công nghệ lăn miết bi trên bề mặt trong ống thép vừa làm nhẵn bề mặt vừa chai cứng nên làm cho vỏ xy lanh thủy lực tăng độ bền và chịu mài mòn cao.
*21-Cần piston được làm từ thép 40 Crom;tôi cứng bề mặt được mài tròn bằng máy mài vô tâm đạt độ bóng cao.Sau khi mài bóng được mã một lớp crom chông rỉ vớ độ dày lớp mã theo yêu cầu của nhà đặt hàng.Những trường hợp đặc biệt cần piston phải làm việc ở trong môi trường ăn mòn người ta còn phủ thêm lópCenamic.(gốm).Kết cấu của cần piston.cho xi lanh cần một phía thông thường một đầu để lắp quả piston còn đầu kia có kết câu ren để lắp ắc hoặc tiên bậc để lắp bàn ép hoặc để gá vât cần mang theo.(Phụ thuộc vào người dung).
Mô tả xy lanh thủy lực thông dụng như hình dưới đây:
Ví dụ xy lanh thủy lực cho máy nâng chữ X trên đây.
Để tiện cho việc tính lực và lưu lượng cung cấp cho các xy lanh thủy lực chúng tôi cung cấp cho quí khách hàng bảng các thông sô như sau:
Tinh toán các thông số cơ bản của xy lanh thủy lực bằng các công thức sau:
-Diện tích hữu ích của xy lanh thủy lực phía không có cần: (Piston)
A1=π*D*D/4
Trong đó A1 là tiết diện mặt cắt xy lanh thủy lực.π=3,14;D là đường kinh trong của xy lanh thủy lực.
-Diện tích cần : A2=π*d*d/4
Trong đó A2 là tiết diện mặt cắt cần.π=3,14;d là đường kính cần.
-Diện tích vành khăn:A3=A1- A2
-Lực tác động lên xi lanh: F=A*P;Trong đó A là diện tich hữu ich.P áp suất làm việc.
_Lưu lượng cần cung cấp:Q=A*v;trong đó:v là vận tốc dài chuyển động của piston dm/ph.Q=l/ph.;A=dm2.
Chú ý:Vận tóc dầu chuyển động trong hệ thống thủy lực cho phép tối đa 30 m/ph (dùng để tính mặt căt tối thiểu của lỗ cấp dầu của đuông ống).
Tham khảo: Xy lanh thủy lực
Xem bang dưới đây
Điêu kiện vân hành xy lanh thủy lực :
1-Bảo quản xy lanh thủy lực:
Khi xy lanh thủy lực chưa đưa vào sử dụng đang còn lưu kho bãi chung ta cần bao quan để xi lanh không bị ri sét như sau:
-Điền đầy dầu thủy lực trong các khong có thể.
-Nút kín các lỗ cấp dầu ở hai đầu xy lanh thủy lực.
-Bảo quản nơi khô ráo nhiệt độ trong nhà có mái che kín tránh mưa năng.
-Mặt ngoài xy lanh thủy lực quấn giấy nến sau khi bôi mỡ bảo quản cac chỗ có thê rỉ sét như ắc và đầu cân thò ra ngoài.
2-Khi xi lanh đưa vào vận hành:phải xúc rửa làm sạch dầu mỡ bảo quản Gá xy lanh thủy lực đảm bảo chác chăn;Các mối nối ông và ông dẫn dầu cứng hoặc mềm đảm bảo được kẹp chặt và di chuyển được theo thiết kế của máy.Xả kết khí trong hệ thủy lực nói chung và trong từng xi lanh nói riêng bằng cách qua các lối xả khí chuyên dùng hay bằng cách chay nhiều lần với vận tốc chậm hết hành trinh của xi lanh về cả hai phía.và xả khí qua các nối ống.
3-Gá xi lanh đảm bảo hướng trọng tâm của phụ tải của xy lanh thủy lực phải trùng với đường tâm của cần piston đẩy hoăc kéo tránh bị công xôn.dễ dẫn đến cong cần và sẽ hỏng xi lanh. Chạy rô đa các xy lanh thủy lực ít nhất 24 giờ liên tục với sự gây tải ở áp suất 10 đến 50 bar tùy theo thiết bị.Chạy tôi thiểu một ca máy 8 giờ có gây phụ tai theo yêu cầu của thiết bị.vói tần suât thấp hơn khi làm việc bình thường khoảng 2/3 (tải) công suất máy.
4-Gioăng phớt của xy lanh thủy lực chỉ bền ở điều kiện nhiệt độ dầu thấp hơn 55 độ C ;nếu chạy ở nhiệt độ đầu cao sẽ chóng bị lão hóa mau hỏng làm cho tuổi tho của xy lanh thủy lực vì vậy cũng giảm theo..Ở những môi trường làm việc có cát bui bẩn nên có bao che cần piston tránh bui cát bám trên cần gây xước mòn dẫn đến hỏng gioăng phớt.v.v…
5- Dầu công nghiệp:Độ nhớt dầu khuyên dùng cho các xy lanh thủy lực thông thường từ 20 đến 100 cantistok để xi lanh được tự bôi trơn khi chạy;độ tinh lọc dưới 20 đến 40 micronmet; càng tinh lọc xi lanh chạy càng bền. Nhiệt độ dâu dưới 65 độ C.
6-Áp suất làm việc của xy lanh thủy lực nên sử dụng nhỏ hơn áp suât định mức cho phép thấp hơn khoảng 10 đến 20 bar .Đối với xi lanh hàn cho phép chạy tói áp suất 210 bar.Còn đối với xi lanh vuông gá bằng 4 gu dông chỉ cho phép áp suất tối đa 140 bar.
7-Nhũng xy lanh thủy lực không có giảm chấn hai phía nên sử dụng công tắc không chế hành trinh tránh quả piston thúc vào mặt bích hai phía của xi lanh.
8-Ở những nơi môi trương làm việc khắc nghiệt nên đặt hàng xi lanh chuyên dụng để có những biện pháp xử lý khi chế tạo chúng.Ví dụ:chống nóng;chông bụi chống ăn mòn v.v…
Nên đặt hàng xy lanh thủy lực chuyên dung có các tinh năng khắc phục những ảnh hưởng của môi trường làm việc trên.
Cách tính giảm chấn tham khảo tai liệu dưới đây:
Ngoài ra An H uy chúng tôi còn cung cấp các sản phẩm như:bơm piston,máy hút cát,bơm bánh răng,máy ép thủy lực...
Mõi thông tin khác có thể liên hệ với Cty CP tự động hóa AN HUY.
Địa chỉ :91 Đê La Thành P.Ô Chợ Dừa Q.Đông Đa Hà Nội.
Điện thoại:043.5132848 Fax:043.5132858
Email: thietbithuykhi@gmail.com
Website: http:// http://www.anhuyautomatic.com;